Warning: mysqli_real_connect(): Headers and client library minor version mismatch. Headers:100508 Library:30122 in /home/nhpga8l3/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 1653
Chọn phương án xây cầu Mã Đà kết nối Bình Phước – Đồng Nai đi qua vùng đệm khu dự trữ sinh quyển thế giới | PHÚC GIA AN GROUP

Chọn phương án xây cầu Mã Đà kết nối Bình Phước – Đồng Nai đi qua vùng đệm khu dự trữ sinh quyển thế giới

Xây cầu Mã Đà kết nối hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, nhưng không đi qua vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai; thay vào đó, dự án sẽ đi qua vùng đệm của khu dự trữ…

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai đã được Tổ chức UNESCO công nhận năm 2011.

Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải vừa cho biết, trong bốn phương án được nêu ra tại buổi làm việc giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương các tỉnh liên quan, đã thống nhất đề xuất chọn phương án nói trên.

Theo Viện này, sau cuộc họp lấy ý kiến các bộ, ngành và địa phương liên quan, trên cơ sở phân tích, so sánh các phương án, Viện đã kiến nghị lựa chọn phương án không làm đường đi xuyên vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai (Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai).

Để bảo đảm hài hòa cân bằng giữa phát triển kinh tế – xã hội và bảo tồn thiên nhiên…, tuyến giao thông kết nối giữa hai tỉnh Bình Phước – Đồng Nai sẽ theo phương án như sau: mở đường kết nối theo đường ĐT 753 với đường Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước, và đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng thuộc tỉnh Bình Dương, đến đường Vành đai 4.

Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải phân tích, phương án này có ưu điểm kết nối hướng tuyến từ TP. Đồng Xoài (Bình Phước) đến đường Vành đai 4 thuận lợi, giảm tải cho các tuyến hướng từ Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên đến cảng biển ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Chiều dài tuyến đường này từ Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 là 71 km.

Cũng theo Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, phương án mở đường đi qua vùng đêm thay vì vùng lõi, còn có ưu điểm là tận dụng được các đường hiện hữu là đường tỉnh 753, đường huyện 416 và đường tỉnh 746. Các tuyến Đồng Phú – Bình Dương đang được đầu tư xây dựng gồm bốn làn xe, quy hoạch tám làn xe. Đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng cũng đang được đầu tư xây dựng, quy mô rộng 40,5 m. Phương án này ít làm ảnh hưởng đến Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai đồng thời bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Theo Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, trong 4 phương án được đưa ra, phương án 2 đi qua "vùng đệm" Khu dự trữ sinh quyển thế giới kết nối với đường Vành đai 4 và được chọn.
Theo Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, trong 4 phương án được đưa ra, phương án 2 đi qua “vùng đệm” Khu dự trữ sinh quyển thế giới kết nối với đường Vành đai 4 và được chọn.

Trước đó, ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn đã chủ trì buổi làm việc với các bộ, ngành và chính quyền các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước về phương án đầu tư tuyến đường tỉnh 753 nâng cấp thành quốc lộ mới 13C và xây dựng cầu Mã Đà nối hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.

Tại cuộc làm việc, đơn vị tư vấn đã đưa ra bốn phương án xây cầu Mã Đà và mở tuyến đường kết nối Bình Phước – Đồng Nai. Phương án 1,  tuyến qua cầu Mã Đà và đi qua vùng lõi khu bảo tồn thuận tiện kết nối từ Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên về sân bay quốc tế Long Thành. Phương án 2, tuyến qua vùng đệm, vào đường Vành đai 4 sẽ kết nối từ Bình Phước đến quốc lộ 1 thuận tiện. Phương án 3, đầu tư tuyến qua vùng đệm, kết nối vào quốc lộ 1 nhưng sẽ phải xây dựng mới 22 km, vẫn tận dụng được 30 km đường tỉnh 753 đã đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải. Phương án 4, xây dựng tuyến qua vùng đệm quốc lộ 56B và kết nối quốc lộ 20 sẽ đáp ứng tốt nhu cầu vận tải.

Cũng tại cuộc họp, phía đoàn Đồng Nai đồng thuận phương án 2. Và theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, đây là phương án tối ưu nhất để kết nối với sân bay Long Thành và cảng Cái Mép – Thị Vải.

Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải cho biết thêm, phương án 1 đi qua vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới có nhiều thuận lợi nhất nhưng gặp vướng mắc ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời vướng mắc về các quy định Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lâm nghiệp, Luật đa dạng sinh học, Luật Di sản văn hóa cùng các công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết. Phương án 2 được sự đồng thuận của các bộ, ngành và địa phương nên Viện đã chọn phương án xây dựng là đi qua vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai.

Trước đó, ngày 20/3/2022, nhân chuyến làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Bình Phước, tỉnh này đã kiến nghị Chính phủ xem xét đồng ý việc xây cầu Mã Đà bắc qua sông Mã Đà, nối Bình Phước và Đồng Nai. Tuyến đường này đi xuyên qua vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới nối đường tỉnh 753 của Bình Phước với đường tỉnh 761 của Đồng Nai và lập quốc lộ mới 13C.

Ngay sau đó, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức các cuộc họp bàn với các sở, ban ngành và yêu cầu có giải pháp để bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai, vì đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 580, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận.

Quan điểm của tỉnh Đồng Nai cùng các cơ quan chuyên môn, hội nghiên cứu (Khu bảo tồn, Hội Đất ngập nước Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam…) là kiến nghị không xây dựng cầu Mã Đà và đường nối hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai đi qua vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Theo Nhịp sống kinh tế

02485899999