Warning: mysqli_real_connect(): Headers and client library minor version mismatch. Headers:100508 Library:30122 in /home/nhpga8l3/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 1653
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lý giải nguyên nhân của chậm giải ngân vốn đầu tư công | PHÚC GIA AN GROUP

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lý giải nguyên nhân của chậm giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 2/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng – Ảnh: Quochoi.vn

Trình bày trước các đại biểu Quốc hội tại hội trưởng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã làm rõ nguyên nhân của chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Theo ông, qua công tác theo dõi và giám sát tổng hợp và phân loại phân loại cho thấy có nhiều nhóm nguyên nhân như: những nhóm nguyên nhân về pháp luật, nguyên nhân mang tính thời điểm, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan cũng có những đặc thù, đặc điểm riêng, tính chất riêng.

Thứ nhất, tiến độ và chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư, việc lựa chọn dự án xây dựng danh mục và chuẩn bị đầu tư danh mục và chuẩn bị đầu tư còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao.

Thứ hai, việc chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư công gặp nhiều khó khăn do hệ thống pháp luật quy định chưa đồng bộ và việc triển khai thực hiện các quy định còn lúng túng.

“Việc thực hiện đầu tư công không chỉ liên quan đến Luật Đầu tư công mà còn liên quan đến rất nhiều luật, tùy tính chất của từng dự án, như Luật Quy hoạch, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đấu thầu, Bộ luật Lao động, các luật thuế, Luật Điều ước quốc tế và các cam kết khác của Chính phủ, v.v. các khâu này lại không thể thực hiện đồng thời được mà theo từng luật, theo từng quy trình và xong khâu này mới đến khâu kia nên mất rất nhiều thời gian”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Thứ ba là năng lực quản lý của các cấp, nhất là Ban quản lý dự án chưa đồng đều và có nơi yếu kém, chậm đổi mới và chưa có hiệu quả. Sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở một số bộ, ngành, địa phương thiếu quyết liệt, sâu sát, cụ thể, thiếu quyết tâm.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường chiều 2/6 - Ảnh: Quochoi.vnToàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường chiều 2/6 – Ảnh: Quochoi.vn

Theo Bộ trưởng, vai trò của người đứng đầu chưa được phát huy, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, việc xử lý các vi phạm thì chậm trễ trong quản lý và sử dụng đầu tư công.

Thứ tư là các yếu tố bất thường khác và các đặc thù của đầu tư công. Trong 2 năm vừa qua, dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh đến việc giải ngân đầu tư công, nhất là vào thời điểm áp dụng cách ly, phong tỏa và giãn cách.

Cùng với đó là giá nguyên, nhiên vật liệu, cước phí vận chuyển tăng cao, việc huy động các lao động, nhà thầu, máy móc, trang thiết bị cũng bị gián đoạn; công tác thi công và tích lũy khối lượng thường dồn vào cuối năm để nghiệm thu và phụ thuộc vào tiến độ của hợp đồng cũng như là tạm ứng.

“Từ đầu năm đến nay chủ yếu tập trung vào làm thủ tục và triển khai các dự án của kỳ kế hoạch trước và theo các quy định của pháp luật liên quan phải thực hiện nhiều thủ tục như thiết kế, dự toán, điều chỉnh…mất từ 6 đến 8 tháng. Do đó tiến độ giải ngân của khởi công mới chỉ được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm”, ông Dũng nói thêm.

Từ những phân tích trên, để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công, các tồn tại, hạn chế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng không thể chỉ được quan tâm giải quyết trước mắt mà cần phải được giải quyết căn cơ lâu dài thông qua việc tiếp tục hoàn thiện thể chế và thay đổi cách tiếp cận, quản lý, sử dụng nguồn vốn và phù hợp với cả yêu cầu phát triển.

Không chỉ giải quyết bằng Luật Đầu tư công mà còn phải giải quyết thông qua việc sửa đổi các luật khác thuộc các ngành, lĩnh vực liên quan, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đánh giá cao các giải pháp mà nhiều đại biểu đã nêu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định sẽ nghiêm túc tiếp thu, nghiên cứu và báo cáo Chính phủ và Quốc hội để có các giải pháp hữu hiệu hơn trong thời gian tới để đẩy nhanh tiến độ của các dự án đầu tư công.

Theo báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2022 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch.

Số vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa giải ngân của Trung ương là 71.600 tỷ đồng, trong đó có 16.000 tỷ đồng của các Chương trình mục tiêu quốc gia đều chưa được phân bổ, giải ngân trong năm 2021, phải chuyển nguồn sang năm 2022; giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 32,85% dự toán.

Một số bộ, cơ quan trung ương giải ngân rất thấp, chỉ đạt dưới 20% kế hoạch, như Bộ Khoa học và Công nghệ 10,72%; Bộ Thông tin và Truyền thông 2,94%, Ủy ban Dân tộc 0%; Đại học Quốc gia TP.HCM: 5,52%.

Tỷ lệ giải ngân 4 tháng đầu năm chỉ đạt 16,36% (thấp hơn mức 17,04% so với cùng kỳ năm 2021) trong khi nhiệm vụ giải ngân năm 2022 rất nặng nề. Giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt xấp xỉ 4,4% kế hoạch. Có tới 17 bộ, cơ quan trung ương chưa thực hiện giải ngân.

Theo Quốc hội Việt Nam

02485899999